Việc để học sinh thần thánh hoá chứng chỉ tiếng Anh trong quá trình học ngoại ngữ sẽ vô tình trở thành thước đo gây nên áp lực vô hình cho bản thân các em cũng như phụ huynh.
Tại sao không nên để học sinh thần thánh hoá chứng chỉ tiếng Anh ??
Dù biết các chứng chỉ tiếng Anh hiện nay như Toeic, Toefl hay Ielts chính là tấm thẻ quyền năng giúp các em học sinh có được cơ hội tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhưng nếu thần thánh hóa những chứng chỉ này với bản thân học sinh cũng như phụ huynh của các em là không nên.
Và một trong những lý do khiến cho việc thần thánh hoá các chứng chỉ tiếng Anh trở nên nặng nề như hiện nay là bởi nhu cầu thực tế trong việc tuyển dụng nguồn nhân lực của các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp top đầu. Việc ứng viên có được những chứng chỉ tiếng Anh trên luôn được ưu tiên hơn hẳn những người khác.
Chính vì lẽ đó mà không có gì ngạc nhiên khi mà trước khi rời khỏi mái trường thì một trong những hành trang quan trọng mà bất kỳ học sinh hay phụ huynh nào cũng muốn con em mình có trong tay đó là những chứng chỉ quan trọng này.
Chứng chỉ tiếng Anh không nói lên hết năng lực của học sinh
Là đơn vị hoạt động trong môi trường giáo dục lâu năm cũng như đã đồng hành được với rất nhiều lứa học sinh chuyên Anh, Major hiểu rằng những chứng chỉ tiếng Anh ở trên vô cùng quan trọng nhưng không mong chúng trở thành thước đo năng lực cho bất kỳ em học sinh nào của mình, bởi lẽ trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận ra ở mỗi em học sinh của mình đều có được những năng lực riêng biệt mà bất kỳ tổ chức nào cũng có thể cần đến chứ không riêng gì khả năng ngoại ngữ của các em.
Hơn nữa, năng lực ngoại ngữ của các em nên được đánh giá một cách chi tiết qua khả năng giao tiếp, hay cách viết cũng như sử dụng ngôn ngữ như thế nào chứ không phải những chứng chỉ tiếng Anh ở trên. Vì bản thân học sinh của Major luôn nhận thức được rằng nếu bản thân các em đủ nghiêm túc với năng lực ngoại ngữ của mình kể cả khi các em không có được những chứng chỉ này vẫn có thể tự tin ứng tuyển vào bất kỳ môi trường giáo dục nào các em muốn cũng như vị trí công việc nào các em đủ sức để đảm nhận nó.
Không chỉ vậy nếu chúng ta chịu khó quan sát những tiểu thương ở chợ bến thành hay những nhân viên phục vụ tại các phố đi bộ dành riêng cho khách nước ngoài sẽ thấy rõ họ có thể giao tiếp một cách trôi chảy tiếng Anh với khách hàng của mình thậm chí là cùng lúc nói được đến 3,4 thứ tiếng như Anh, Pháp, Nhật và Trung. Tất nhiên họ chẳng học qua trường lớp nào và càng không cần đến bất kỳ một chứng chỉ tiếng Anh nào để chứng minh cho việc học giỏi ngoại ngữ như thế.
Chính vì thế mà chúng tôi không mong muốn thế hệ học sinh ngày nay thần thánh hoá chứng chỉ tiếng Anh và xem nó như một tấm vé ỷ lại trong khi đó chưa chắc bạn có thể giao tiếp ngoại ngữ thành thạo như một cô hay một chú nào đó bán hàng ngoài chợ cho khách Tây.
Nhưng thực tế hiện nay khiến chúng ta không thể phủ nhận rằng cuộc chạy đua chứng chỉ ngoại ngữ của học sinh cũng như sinh viên và người đi làm khiến cho chúng ta đi chệch với mục tiêu mà những chứng chỉ này mang lại vì khả năng ngoại ngữ của một người chưa bao giờ được giới hạn chỉ trong một chứng chỉ tiếng Anh đơn thuần.
Nếu việc thần thánh hoá chứng chỉ tiếng Anh ngày càng lớn như hiện nay sẽ làm gia tăng áp lực cho các em học sinh thay vì để các em tiếp cận với ngoại ngữ như một hành trình chinh phục khả năng của chính mình.
Major Academy hy vọng bài viết này sẽ phần nào đó giúp cho các em học sinh cũng như phụ huynh hiểu được rằng chứng chỉ tiếng Anh không “Thần thánh như chúng ta nghĩ”.